Test lý luận chính trị 200 câu

Descripción

Test sobre Test lý luận chính trị 200 câu, creado por Tiến Đông Bùi el 18/12/2019.
Tiến Đông Bùi
Test por Tiến Đông Bùi, actualizado hace más de 1 año
Tiến Đông Bùi
Creado por Tiến Đông Bùi hace casi 5 años
10574
0

Resumen del Recurso

Pregunta 1

Pregunta
Biện chứng là gì?
Respuesta
  • Là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt, cô lập, tĩnh lại, không vận động, không phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • Là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên không ngừng của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Pregunta 2

Pregunta
Biện chứng khách quan là gì?
Respuesta
  • Là những quan niệm biện chứng tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm
  • Là những quan niệm biện chứng được rút ra từ ý niệm tuyệt đối độc lập với ý thức con người
  • Là biện chứng của các tồn tại vật chất
  • Là biện chứng không thể nhận thức được nó

Pregunta 3

Pregunta
Biện chứng chủ quan là gì?
Respuesta
  • Là biện chứng của thế giới vật chất
  • Là biện chứng của ý thức - tư duy biện chứng
  • Là biện chứng của thực tiễn xã hội
  • Là biện chứng của lý luận

Pregunta 4

Pregunta
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan quan hệ với nhau như thế nào?
Respuesta
  • Biện chứng chủ quan quyết định biện chứng khách quan
  • Biện chứng chủ quan hoàn toàn độc lập với biện chứng khách quan
  • Biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan
  • Biện chứng khách quan là sự thể hiện của biện chứng chủ quan

Pregunta 5

Pregunta
Phép biện chứng duy vật là gì? Chọn phán đoán sai
Respuesta
  • Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến
  • Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất,... học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người...
  • Phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.
  • Phép biện chứng là những quy luật của khoa học tư duy

Pregunta 6

Pregunta
Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật gồm những gì?
Respuesta
  • Hai nguyên lí cơ bản
  • Các cặp phạm trù cơ bản thể hiện mối liên hệ phổ biến, tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng, quá trình của thế giới
  • Các quy luật cơ bản thể hiện sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình
  • Cả 3 phương án kia đều đúng

Pregunta 7

Pregunta
Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào?
Respuesta
  • Nguyên lí về mối liên hệ và sự vận động
  • Nguyên lí về tính hệ thống và tính cấu trúc
  • Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển
  • Nguyên lí về sự vận động và sự phát triển

Pregunta 8

Pregunta
Thế nào là "mối liên hệ"? Chọn phán đoán sai
Respuesta
  • Là khái niệm cơ bản của phép biện chứng được sử dụng để chỉ sự ràng buộc, qui định lẫn nhau đồng thời là sự tác động làm biến đổi lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
  • Là khái niệm của phép biện chứng dùng để chỉ sự nương tựa vào nhau của các sự vật hiện tượng
  • Là khái niệm của phép biện chứng dùng để chỉ sự quy định, làm tiền đề cho nhau giữa các sự vật hiện tượng
  • Là khái niệm của phép biện chứng dùng để chỉ sự quy ước trong mối quan hệ giữa người với người

Pregunta 9

Pregunta
Nguồn gốc của mối liên hệ phổ biến là từ đâu?
Respuesta
  • Do lực lượng siêu nhiên ( Thượng đế, ý niệm) quy định
  • Do tính thống nhất vật chất của thế giới
  • Do tư duy con người tạo ra rồi đưa vào tự nhiên và xã hội
  • Do tính ngẫu nhiên của các hiện tượng vật chất

Pregunta 10

Pregunta
Quan điểm của trường phái triết học nào cho rằng cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình là ở tính thống nhất vật chất của thế giới?
Respuesta
  • Chủ nghĩa duy tâm khách quan
  • Chủ nghĩa duy vật siêu hình
  • Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Pregunta 11

Pregunta
Tính chất của mối liên hệ phổ biến là gì?
Respuesta
  • Tính khách quan, tính phổ biến, tính liên tục
  • Tính khách quan, tính lịch sử, tính đa dạng, tính phong phú
  • Tính phổ biến , tính đa dạng, tính ngẫu nhiên
  • Tính khách quan , tính phổ biến, tính đa dạng

Pregunta 12

Pregunta
Thế nào là tính khách quan của mối liên hệ phổ biến?
Respuesta
  • Mối liên hệ là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, quá trình
  • Mối liên hệ tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người
  • Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng những mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình
  • Cả 3 phán đoán kia đều đúng

Pregunta 13

Pregunta
Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lí nào?
Respuesta
  • Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
  • Nguyên lí về sự phát triển
  • Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới
  • Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất

Pregunta 14

Pregunta
Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra những nguyên tắc phương pháp luận nào cho hoạt động lý luận và thực tiễn?
Respuesta
  • Quan điểm phát triển, Lịch sử - cụ thể
  • Quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - cụ thể
  • Quan điểm toàn diện, phát triển
  • Quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể

Pregunta 15

Pregunta
Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì?
Respuesta
  • Cần phải xem xét một mối liên hệ cơ bản của sự vật
  • Cần phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật
  • Cần phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, đồng thời phải xác định vị trí, vai trò của các mối liên hệ
  • Cần phải xem xét sự vật như một chỉnh thể thống nhất

Pregunta 16

Pregunta
Quan điểm toàn diện và lịch sử - cụ thể có cơ sở triết học từ nguyên lý nào?
Respuesta
  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Nguyên lý về sự phát triển
  • Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới
  • Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất

Pregunta 17

Pregunta
Chọn phán đoán đúng về mối quan hệ giữa vận động và phát triển?
Respuesta
  • Vận động và phát triển là 2 khái niệm đồng nhất nhau
  • Phát triển bao hàm mọi sự vận động
  • Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
  • Vận động và phát triển là 2 khái niệm không đồng nhất nhau nhưng chúng không có quan hệ với nhau

Pregunta 18

Pregunta
Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển của thế giới vật chất như thế nào?
Respuesta
  • Sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về lượng
  • Sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, bao hàm cả sự thụt lùi, đứt đoạn
  • Sự phát triển là 1 quá trình đi lên, bao hàm cả sự lặp lại cái cũ trên cơ sở cái mới
  • Sự phát triển bao hàm sự thay đổi về lượng và sự nhảy vọt về chất

Pregunta 19

Pregunta
Theo quan điểm của triết học Mac- Lênin, sự khác biệt căn bản giữa sự vận động và sự phát triển là gì?
Respuesta
  • Sự vận động và sự phát triển là 2 quá trình độc lập, tách rời nhau
  • Sự phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động, sự phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên
  • Sự vận động là nội dung, sự phát triển là hình thức
  • Sự phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật, nên nó bao hàm mọi sự vận động

Pregunta 20

Pregunta
Theo quan điểm của triết học Mác - lênin, nguồn gốc của sự vận động và phát triển là do đâu?
Respuesta
  • Phát triển là sự sắp đặt của Thượng đế và thần thánh
  • Sự phát triển trong hiện thực là biểu hiện của sự phát triển của ý niệm tuyệt đối
  • Sự phát triển của thế giới vật chất là do con người quyết định
  • Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định sự vận động, phát triển của sự vật

Pregunta 21

Pregunta
Theo quan điểm duy tâm chủ quan, nguồn gốc của sự vận động, phát triển là do đâu?
Respuesta
  • Phát triển là sự sắp đặt của Thượng đế và thần thánh
  • Sự phát triển trong hiện thực là biểu hiện của sự phát triển của ý niệm tuyệt đối
  • Sự phát triển của thế giới vật chất là do con người quyết định
  • Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định sự vận động, phát triển của sự vật

Pregunta 22

Pregunta
Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới có những tính chất nào?
Respuesta
  • Tính khách quan, tính phổ biến, tính liên tục
  • Tính khách quan, tính lịch sử, tính đa dạng, tính phong phú
  • Tính phổ biến, tính đa dạng, tính ngẫu nhiên
  • Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng

Pregunta 23

Pregunta
Thế nào là khách quan của sự phát triển?
Respuesta
  • Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng
  • Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
  • Đó là việc giải quyết mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định sự vận động, phát triển của sự vật
  • Cả 3 phán đoán kia đề đúng

Pregunta 24

Pregunta
Quan điểm phát triển có cơ sở lý luận triết học từ nguyên lý nào?
Respuesta
  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Nguyên lý về sự phát triển
  • Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới
  • Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất

Pregunta 25

Pregunta
Câu nói " Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" biểu hiện nội dung quan điểm triết học nào?
Respuesta
  • Phiến diện
  • Toàn diện
  • Lịch sự - cụ thể
  • Phát triển

Pregunta 26

Pregunta
Phạm trù dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau ở mọi sự vật, mọi hiện tượng là gì?
Respuesta
  • Mối liên hệ phổ biến
  • Mối liên hệ
  • Liên hệ
  • Quan hệ

Pregunta 27

Pregunta
Phạm trù dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng gọi là gì?
Respuesta
  • Mối liên hệ phổ biến
  • Mối liên hệ
  • Liên hệ
  • Quan hệ

Pregunta 28

Pregunta
Quan điểm nào cho rằng " Cơ sở của mối liên hệ của sự vật, hiện tượng là ở tính thống nhất của thế giới vật chất"?
Respuesta
  • Chủ nghĩa duy vật chất phác
  • Chủ nghĩa duy vật siêu hình
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng
  • Chủ nghĩa duy tâm khách quan

Pregunta 29

Pregunta
"Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ...của sự vật đó". Đó là ý nghĩa rút ra trực tiếp từ quan điểm nào
Respuesta
  • Toàn diện
  • Lịch sử - cụ thể
  • Phát triển
  • Thực tiễn

Pregunta 30

Pregunta
"Trong xã hội, các mối liên hệ diễn ra rất đa dạng, có liên hệ bên trong, bên ngoài, liên hệ chủ yếu, liên hệ thứ yếu... Để nhận thức đúng sự vật chúng ta cần phải để mắt đến tất cả các mối liên hệ đó". Đó là ý nghĩa rút ra trực tiếp từ quan điểm nào?
Respuesta
  • Toàn diện
  • Lịch sử - cụ thể
  • Phát triển
  • Khách quan

Pregunta 31

Pregunta
"Muốn thực sự hiểu biết được sự việc xung quanh cuộc sống của mình, chúng ta cần có cái nhìn bao quát". Đó là ý nghĩa rút ra trực tiếp từ quan điểm nào?
Respuesta
  • Toàn diện
  • Lịch sử - cụ thể
  • Phát triển
  • Khách quan

Pregunta 32

Pregunta
"Để đánh giá đúng sự vật hiện tượng cần tôn trọng không gian và thời gian của nó". Đó là ý nghĩa rút ra trực tiếp từ quan điểm nào?
Respuesta
  • Toàn diện
  • Lịch sử - cụ thể
  • Phát triển
  • Thực tiễn

Pregunta 33

Pregunta
Câu chuyện " Thầy bói xem voi" có ý nghĩa phê phán quan điểm nào?
Respuesta
  • Phiến diện
  • Toàn diện
  • Lịch sử - cụ thể
  • Phát triển

Pregunta 34

Pregunta
Tôn trọng quan điểm phát triển đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần?
Respuesta
  • Xem xét sự vật trong 1 quá trình
  • Xem xét sự vật luôn vận động biến đổi
  • Xem xét sự vật phát triển như 1 xu hướng chung
  • Cả 3 phán đoán kia đều đúng

Pregunta 35

Pregunta
Tôn trọng quan điểm toàn diện khi nhận thức và hoạt động thực tiễn thì cần...?
Respuesta
  • Chống lại chủ nghĩa chiết trung
  • Chống lại quan điểm phiến diện
  • Chống lại quan điểm dàn đều
  • Cả 3 phán đoán kia đều đúng

Pregunta 36

Pregunta
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Trung ương Đảng đã thay khẩu hiệu " Đánh đuổi Nhật -Pháp" bằng khẩu hiệu " Đánh đuổi phát xít Nhật " để phù hợp với tình hình mới, đó là vận dụng trực tiếp quan điểm nào của phép biện chứng duy vật?
Respuesta
  • Phiến diện
  • Toàn diện
  • Lịch sử - cụ thể
  • Phát triển

Pregunta 37

Pregunta
Câu nói "Rút dây động rừng" thể hiện nội dung nguyên lý nào cho phép biện chứng duy vật?
Respuesta
  • Sự phát triển
  • Mối liên hệ phổ biến
  • Sự phát triển và mối liên hệ phổ biến
  • Tồn tại khách quan của thế giới vật chất

Pregunta 38

Pregunta
Câu nói "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào" thể hiện nội dung nguyên lý nào của phép biện chứng duy vật?
Respuesta
  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Nguyên lý về sự phát triển
  • Nguyên lý về tồn tại
  • Nguyên lý về cuộc sống

Pregunta 39

Pregunta
Học thuyết tiến hóa của Charles Robert Darwin (1809-1882) thể hiện nội dung nguyên lý nào của phép biện chứng duy vật?
Respuesta
  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Nguyên lý về sự phát triển
  • Nguyên lý về tồn tại
  • Nguyên lý về sự sống

Pregunta 40

Pregunta
Từ chiếc điện thoại di động Motorola DynaTAC 8000x sản xuất năm 1973 đến những chiếc smartphone với nhiều tính năng vượt trội như hiện nay là ví dụ minh họa cho nội dung nguyên lý nào của phép biện chứng duy vật?
Respuesta
  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Nguyên lý về sự phát triển
  • Nguyên lý về sự tồn tại
  • Nguyên lý về sự vận động của xã hội

Pregunta 41

Pregunta
Chủ trương " Bế quan tỏa cảng" của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX thể hiện việc không tôn trọng nội dung nguyên lý nào của phép biện chứng duy vật?
Respuesta
  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Nguyên lý về sự phát triển
  • Nguyên lý về tồn tại
  • Nguyên lý về cuộc sống

Pregunta 42

Pregunta
Yêu cầu của quan điểm toàn diện đối với nhận thức của sinh viên trong học tập là gì?
Respuesta
  • Chỉ cần coi trọng kiến thức khoa học mình đang theo vì đó là nghề nghiệp của mình
  • Cần coi trọng tất cả mọi kiến thức vì tất cả đều có ích với mình
  • Cần coi trọng tất cả mọi kiến thức, nhưng trong đó trọng tâm nhất là kiến thức ngành khoa học mình đang theo
  • Tùy điều kiện của mỗi cá nhân

Pregunta 43

Pregunta
Trong triết học, "Phiến diện, chiết trung" là biểu hiện của việc không tôn trọng quan điểm triết học nào?
Respuesta
  • Toàn diện
  • Lịch sử
  • Phát triển
  • Vận động

Pregunta 44

Pregunta
Điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về phạm trù triết học: "Phạm trù là những...phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định".
Respuesta
  • Khái niệm
  • Khái niệm rộng nhất
  • Khái niệm cơ bản nhất
  • Khái niệm rộng nhất và cơ bản nhất

Pregunta 45

Pregunta
Các phạm trù được hình thành như thế nào?
Respuesta
  • Sẵn có trong ý thức con người
  • Sẵn có bên ngoài, độc lập với ý thức con người
  • Được hình thành bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật
  • Cả 3 phán đoán kia đều đúng

Pregunta 46

Pregunta
Các phạm trù của triết học phản ánh những mối liên hệ thuộc lĩnh vực nào của hiện thực?
Respuesta
  • Lĩnh vực tự nhiên
  • Lĩnh vực xã hội
  • Lĩnh vực tư duy
  • Cả 3 phán đoán kia đều đúng

Pregunta 47

Pregunta
Chọn phán đoán đúng về mối quan hệ giữa khái niệm và phạm trù?
Respuesta
  • Khái niệm chính là phạm trù (không có sự khác nhau)
  • Phạm trù phải là những khái niệm rộng nhất
  • Khái niệm không bao giờ là 1 phạm trù
  • Khái niệm phải là những phạm trù rộng nhất

Pregunta 48

Pregunta
Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ...
Respuesta
  • Những mặt, những thuộc tính nói chung của nhiều sự vật, hiện tượng
  • Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định
  • Những thuộc tính chỉ có ở 1 sự vật, hiện tượng, không lặp lại
  • Các yếu tố cấu thành 1 hệ thống

Pregunta 49

Pregunta
Khái niệm cái đơn nhất dùng để chỉ...
Respuesta
  • Những đặc tính, những tính chất tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng
  • Những đặc tính, những tính chất chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, tuyệt đối không lặp lại ở sự vật, hiện tượng khác
  • Những đặc tính, những tính chất tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng trong một quan hệ xác định
  • Cả 3 phán đoán kia đều đúng

Pregunta 50

Pregunta
Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm như thế nào về sự tồn tại của cái chung và cái riêng?
Respuesta
  • Chỉ có cái chung là tồn tại khách quan và vĩnh viễn
  • Chỉ có cái riêng là tồn tại khách quan và thực sự
  • Cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan và không tách rời nhau
  • Cái chung và cái riêng đều tồn tại chủ quan, không tách rời nhau trong ý thức của con người

Pregunta 51

Pregunta
Hãy chọn từ để điền vào chỗ trống sau. Cái...là cái toàn bộ, phong phú hơn cái...
Respuesta
  • Chung/Riêng
  • Riêng/Chung
  • Chung/Đơn nhất
  • Đơn nhất/Riêng

Pregunta 52

Pregunta
Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng thể hiện như thế nào?
Respuesta
  • Cái chung và cái riêng hoàn toàn tách rời nhau
  • Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, không có cái riêng độc lập, tuyệt đối tách rời cái chung
  • Cái chung bao hàm cái riêng, cái riêng là 1 bộ phận của cái chung
  • Cái riêng và cái chung thể hiện những khía cạnh khác nhau của cùng 1 sự vật, hiện tượng

Pregunta 53

Pregunta
Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Chọn phán đoán sai.
Respuesta
  • Cái riêng cái bộ phận nhưng sâu sắc, cái chung là cái toàn bộ, phong phú hơn cái riêng
  • Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình
  • Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung
  • Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng

Pregunta 54

Pregunta
Quan điểm cho rằng: " Cái chung là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối, của ý niệm tuyệt đối" thuộc trường phái triết học nào?
Respuesta
  • Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng
  • Chủ nghĩa duy tâm khách quan
  • Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Pregunta 55

Pregunta
Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm nguyên nhân: " Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ...giữa các mặt trong 1 sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau để từ đó tạo ra...".
Respuesta
  • Sự tác động lẫn nhau- sự biến đổi nhất định
  • Sự liên hệ lẫn nhau - một sự vật mới
  • Sự tương tác - một sự vật mới
  • Sự chuyển hóa lẫn nhau - sự biến đổi nhất định

Pregunta 56

Pregunta
Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm kết quả: "Phạm trù kết quả dùng để chỉ những...xuất hiện do... giữa các mặt. các yếu tố trong 1 sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng".
Respuesta
  • Biến đổi - sự tác động
  • Sự vật hiện tượng mới - sự kết hợp
  • Mối liên hệ - sự chuyển hóa
  • Sự vật, hiện tượng mới - sự liên hệ

Pregunta 57

Pregunta
Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Chọn phán đoán sai.
Respuesta
  • Nguyên nhân sinh ra kết quả, mọi mối liên hệ trước - sau đều là quan hệ nhân quả
  • Một nguyên nhân có thể sinh ra 1 hoặc nhiều kết quả
  • Một kết quả có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên
  • Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết quả nhanh hơn, còn nếu tác động ngược chiều thì sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả

Pregunta 58

Pregunta
Trong mối quan hệ nhân - quả, phán đoán nào sau đây sai?
Respuesta
  • Nguyên nhân xuất hiện cùng với kết quả
  • Tùy thuộc vào điều kiện khác nhau mà một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả
  • Nguyên nhân có trước kết quả
  • Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra

Pregunta 59

Pregunta
"Đói nghèo" và "Dốt nát" , hiện tượng nào là nguyên nhân, hiện tượng nào là kết quả?
Respuesta
  • Đói nghèo là nguyên nhân, dốt nát là kết quả
  • Dốt nát là nguyên nhân, đói nghèo là kết quả
  • Cả 2 đều là nguyên nhân
  • Hiện tượng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của hiện tượng kia

Pregunta 60

Pregunta
Mối liên hệ nhân quả có những tính chất nào?
Respuesta
  • Tính khách quan
  • Tính phổ biến
  • Tính tất yếu
  • Cả 3 phán đoán kia đều đúng

Pregunta 61

Pregunta
Phạm trù nào dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó?
Respuesta
  • Bản chất
  • Hiện tượng
  • Nội dung
  • Chất

Pregunta 62

Pregunta
Điền vào chỗ trống: "Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ... Ở bên trong, quy định.....của sự vật, hiện tượng đó".
Respuesta
  • Chung - sự vận động và phát triển
  • Ngẫu nhiên - sự tồn tại và phát triển
  • Tất nhiên, tương đối ổn định - sự vận động và phát triển
  • Cơ bản, ổn định - sự tồn tại và phát triển

Pregunta 63

Pregunta
Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng biểu hiện như thế nào?
Respuesta
  • Bản chất và hiện tượng vừa thống nhất vừa đối lập nhau
  • Bản chất là cái riêng, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái chung, phong phú đa dạng
  • Bản chất là cái khách quan, hiện tượng là cái chủ quan, phụ thuộc vào ý chí của con người
  • Có bản chất thuần túy tách rời hiện tượng

Pregunta 64

Pregunta
Phán đoán nào không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng?
Respuesta
  • Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là 2 mặt vừa thống nhất vừa đối lập với nhau
  • Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của 1 bản chất nhất định
  • Không có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng lại không biểu hiện của 1 bản chất nào đó
  • Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau 1 cách tuyệt đối

Pregunta 65

Pregunta
Tồn tại xã hội là gì?
Respuesta
  • Là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội
  • Là điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội
  • Là tồn tại quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội
  • Là sự tồn tại các hệ thống chính trị, kinh tế với nhau trong xã hội

Pregunta 66

Pregunta
Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Chọn phán đoán sai.
Respuesta
  • Môi trường tự nhiên
  • Dân số
  • Phương thức sản xuất
  • Tín ngưỡng - tôn giáo

Pregunta 67

Pregunta
Trong tồn tại xã hội yếu tố nào là yếu tố quyết định?
Respuesta
  • Phương thức sản xuất
  • Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý
  • Dân số và mật độ dân số
  • Cả 3 yếu tố có vai trò ngang nhau

Pregunta 68

Pregunta
Những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động trực tiếp hằng ngày nhưng chưa hệ thống hóa, chưa tổng hợp và khái quát hóa được gọi là gì?
Respuesta
  • Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày
  • Ý thức lý luận hay ý thức khoa học
  • Tâm lý xã hội
  • Hệ tư tưởng

Pregunta 69

Pregunta
Những tư tưởng, những quan điểm được tổng hợp, được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, các phạm trù và các quy luật được gọi là gì?
Respuesta
  • Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày
  • Ý thức lý luận hay ý thức khoa học
  • Tâm lý xã hội
  • Hệ tư tưởng

Pregunta 70

Pregunta
Loại hình ý thức nào có khả năng phản ánh vượt trước hiện thực?
Respuesta
  • Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày
  • Ý thức khoa học
  • Tâm lý xã hội
  • Hệ tư tưởng

Pregunta 71

Pregunta
Toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục tập quán, ước muốn, v.v. của một người, một bộ phận xã hội hay của toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống của họ được gọi là gì?
Respuesta
  • Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày
  • Ý thức lý luận hay ý thức khoa học
  • Tâm lý xã hội
  • Hệ tư tưởng

Pregunta 72

Pregunta
Kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm xã hội để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,.. được gọi là gì
Respuesta
  • Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày
  • Ý thức lý luận hay ý thức khoa học
  • Tâm lý xã hội
  • Hệ tư tưởng

Pregunta 73

Pregunta
Theo quan điểm của triết học Mác- lênin, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội biểu hiện như thế nào?
Respuesta
  • Ý thức xã hội và tồn tại xã hội có vai trò ngang nhau
  • Cả 2 tồn tại độc lập, không có cái nào quyết định cái nào
  • Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội đồng thời ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
  • Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội đồng thời tồn tại xã hội tác động trở lại ý thức xã hội

Pregunta 74

Pregunta
Theo quan điểm của triết học Mác - lênin, hình thành ý thức nào thể hiện trực tiếp và rõ nhất lợi ích giai cấp?
Respuesta
  • Ý thức chính trị
  • Ý thức đạo đức
  • Ý thức thẩm mỹ
  • Ý thức tôn giáo

Pregunta 75

Pregunta
Theo quan điểm của triết học Mác - lênin, hình thành ý thức nào phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ chính trị cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia và thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước?
Respuesta
  • Ý thức chính trị
  • Ý thức đạo đức
  • Ý thức thẩm mỹ
  • Ý thức tôn giáo

Pregunta 76

Pregunta
Theo quan điểm của triết học Mác - lênin, hình thái ý thức nào phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ pháp luật, là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội?
Respuesta
  • Ý thức pháp quyền
  • Ý thức đạo đức
  • Ý thức thẩm mỹ
  • Ý thức tôn giáo

Pregunta 77

Pregunta
Theo quan điểm của triết học Mác - lênin, hệ tư tưởng pháp quyền tư sản ra đời nhằm mục đích gì
Respuesta
  • Bảo vệ chế độ tư bản và trật tự của xã hội tư bản
  • Bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân
  • Phản ánh lợi ích của toàn thể nhân dân, bảo vệ nhà nước của dân, do dân và vì dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
  • Bảo vệ quyền tự nhiên của con người

Pregunta 78

Pregunta
Theo quan điểm của triết học Mác - lênin, hệ tư tưởng pháp quyền xã hội chủ nghĩa ra đời nhằm mục đích gì?
Respuesta
  • Bảo vệ nhà nước của dân, do dân và vì dân
  • Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
  • Phản ánh lợi ích của toàn thể nhân dân lao động
  • Cả 3 phán đoán kia đều đúng

Pregunta 79

Pregunta
Theo quan điểm triết học Mác - lênin, toàn bộ những quan điểm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, công bằng, hạnh phúc, v.v. và về những quy tắc đánh giá, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi cùng cách ứng xử giữa các cá nhân với nhau và giữa các các nhân với xã hội được gọi là gì?
Respuesta
  • Ý thức pháp quyền
  • Ý thức đạo đức
  • Ý thức thẩm mỹ
  • Ý thức tôn giáo

Pregunta 80

Pregunta
Theo quan điểm triết học Mác - lênin, hình thái ý thức nào phản ánh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật?
Respuesta
  • Ý thức pháp quyền
  • Ý thức đạo đức
  • Ý thức thẩm mỹ
  • Ý thức tôn giáo

Pregunta 81

Pregunta
Theo quan điểm triết học Mác - lênin, hình thái ý thức nào là sự phản ánh hư ảo sức mạnh của giới tự nhiên bên ngoài lẫn các quan hệ xã hội vào đầu óc con người?
Respuesta
  • Ý thức pháp quyền
  • Ý thức đạo đức
  • Ý thức thẩm mỹ
  • Ý thức tôn giáo

Pregunta 82

Pregunta
Theo quan điểm triết học Mác - lênin, hình thái ý thức nào phản ánh sự vận động và sự phát triển của giới tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người bằng tư duy logic, thông qua hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật và các lý thuyết?
Respuesta
  • Ý thức pháp quyền
  • Ý thức đạo đức
  • Ý thức thẩm mỹ
  • Ý thức khoa học

Pregunta 83

Pregunta
Theo quan điểm triết học Mác - lênin, hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là gì?
Respuesta
  • Ý thức pháp quyền
  • Ý thức chính trị
  • Ý thức triết học
  • Ý thức khoa học

Pregunta 84

Pregunta
Hình thái ý thức nào cung cấp cho con người tri thức về thế giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của khoa học và của chính bản thân nó?
Respuesta
  • Ý thức pháp quyền
  • Ý thức chính trị
  • Ý thức triết học
  • Ý thức khoa học

Pregunta 85

Pregunta
Sản xuất hàng hóa là gì?
Respuesta
  • Là sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người khác thông qua trao đổi, mua bán
  • Là sản xuất ra sản phẩm có ích cho con người
  • Là sản xuất ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cho người sản xuất
  • Là sản xuất ra sản phẩm có giá trị sử dụng cao

Pregunta 86

Pregunta
Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại trong điều kiện nào sau đây?
Respuesta
  • Xuất hiện giai cấp tư sản
  • Có sự cách biệt tuyệt đối về kinh tế giữa những người sản xuất
  • Xuất hiện sự phân công lao động xã hội và có sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất
  • Xuất hiện chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

Pregunta 87

Pregunta
Sản xuất hàng hóa tồn tại trong xã hội nào?
Respuesta
  • Trong mọi xã hội
  • Trong chế độ nô lệ, phong kiến, chủ nghĩa tư bản
  • Trong các xã hội có phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất
  • Chỉ có trong chủ nghĩa tư bản

Pregunta 88

Pregunta
Mệnh đề nào dưới đây không phải là đặc trưng của sản xuất hàng hóa?
Respuesta
  • Sản xuất được chuyên môn hóa ngày càng cao
  • Thị trường ngày càng mở rộng
  • Liên hệ giữa các ngành, các vùng, các nước càng chặt chẽ
  • Sản phẩm làm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu người sản xuất

Pregunta 89

Pregunta
Đâu không phải ưu thế của sản xuất hàng hóa?
Respuesta
  • Gia tăng không hạn chế của thị trường là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển
  • Cạnh tranh là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
  • Giao lưu kinh tế và văn hóa trong nước và quốc tế ngày càng phát triển
  • Phân hóa giàu - nghèo

Pregunta 90

Pregunta
Giá trị thặng dư được tạo ra ở đâu?
Respuesta
  • Trong lưu thông
  • Trong sản xuất
  • Vừa trong sản xuất vừa trong lưu thông
  • Trong trao đổi

Pregunta 91

Pregunta
Yếu tố nào trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa đã làm tăng thêm giá trị hàng hóa?
Respuesta
  • Tư liệu sản xuất
  • Sức lao động
  • Tài kinh doanh của thương nhân
  • Sự khan hiếm của hàng hóa

Pregunta 92

Pregunta
Thực chất giá trị thặng dư là gì?
Respuesta
  • Bộ phận giá trị dôi ra ngoài chi phí tư bản
  • Phần tiền lời mà chủ tư bản thu được sau quá trình sản xuất
  • Một bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không
  • Toàn bộ giá trị mới do công nhân làm thuê tạo ra

Pregunta 93

Pregunta
Thực chất của tư bản là gì?
Respuesta
  • Là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột sức lao động không công của công nhân làm thuê
  • Là toàn bộ số tiền của nhà tư bản có được
  • Là toàn bộ tư liệu sản xuất của xã hội
  • Là toàn bộ tư bản trả cho lao động làm thuê

Pregunta 94

Pregunta
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản nào?
Respuesta
  • Bộ phận tư bản sản xuất dùng để mua sức lao động
  • Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm
  • Bộ phận tư bản dùng để mua nguyên, nhiên, vật liệu và sức lao động
  • Bộ phận tư bản đầu tư cho sản xuất

Pregunta 95

Pregunta
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản nào?
Respuesta
  • Bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng giá trị sức lao động và nguyên, nhiên, vật liệu...
  • Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động mà giá trị của nó được lao động trừu tượng của công nhân được tái sản xuất trong sản phẩm cộng phần giá trị tăng thêm là giá trị thặng dư
  • Bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng giá trị tư liệu sản xuất
  • Là bộ phận tư bản được đầu tư cho sản xuất

Pregunta 96

Pregunta
Tư bản bất biến (c) :
Respuesta
  • Là bộ phận tư bản dùng mua tư liệu sản xuất, giá trị của nó được tăng lên sau quá trình sản xuất
  • Là bộ phận tư bản dùng mua tư liệu sản xuất, giá trị của nó không thay đổi sau quá trình sản xuất
  • Là bộ phận tư bản dùng mua tư liệu sản xuất, giá trị của nó giảm sau quá trình sản xuất
  • Là bộ phận tư bản dùng mua tư liệu sản xuất, giá trị sử dụng của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm

Pregunta 97

Pregunta
Tư bản khả biến (v) là gì?
Respuesta
  • Là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất, giá trị của nó được tăng lên sau quá trình sản xuất
  • Là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động, giá trị của nó được tăng lên sau quá trình sản xuất
  • Là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất, giá trị của nó giảm đi sau quá trình sản xuất
  • Là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động, giá trị của nó không tăng lên sau quá trình sản xuất

Pregunta 98

Pregunta
Tư bản khả biến (v) là:
Respuesta
  • Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị sử dụng
  • Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư
  • Bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm
  • Bộ phận gián tiếp tạo ra giá trị thặng dư

Pregunta 99

Pregunta
Căn cứ vào đâu để chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến?
Respuesta
  • Tốc độ chu chuyển chung của tư bản
  • Phương thức chuyển giá trị các bộ phận tư bản sang sản phẩm
  • Vai trò các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư
  • Sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất

Pregunta 100

Pregunta
Tỷ suất giá trị thặng dư là gì?
Respuesta
  • Là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản ứng trước
  • Là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến
  • Là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản bất biến
  • Là tỷ lệ phần trăm giữa giá thặng dư và tư bản lưu động

Pregunta 101

Pregunta
Khối lượng giá trị thặng dư là gì?
Respuesta
  • Là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng
  • Là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản bất biến đã được sử dụng
  • Là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản cố định đã được sử dụng
  • Là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản lưu động đã được sử dụng

Pregunta 102

Pregunta
Nhà tư bản thu giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách nào?
Respuesta
  • Kéo dài thời gian lao động trong ngày
  • Tăng năng suất lao động
  • Nâng cao năng suất trong ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng
  • Giảm thời gian lao động tất yếu, tăng thời gian lao động thặng dư tương ứng

Pregunta 103

Pregunta
Với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, chọn mệnh đề sai
Respuesta
  • Giá trị sức lao động không đổi
  • Thời gian lao động cần thiết thay đổi
  • Ngày lao động thay đổi
  • Thời gian lao động thặng dư thay đổi

Pregunta 104

Pregunta
Trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, người lao động muốn giảm thời gian lao động trong ngày còn nhà đầu tư lại muốn kéo dài thời gian lao động trong ngày, giới hạn tối thiểu của ngày lao động là bao nhiêu?
Respuesta
  • Đủ bù đắp giá trị sức lao động của công nhân
  • Bằng thời gian lao động cần thiết
  • Do nhà tư bản quy định
  • Lớn hơn thời gian lao động cần thiết

Pregunta 105

Pregunta
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối có những hạn chế
Respuesta
  • Gặp phải sự phản kháng quyết liệt của công nhân
  • Năng suất lao động không đổi
  • Không thỏa mãn khát vọng giá trị thặng dư của nhà tư bản
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 106

Pregunta
Những nhận xét dưới đây về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, nhận xét nào là không đúng?
Respuesta
  • Chủ yếu áp dụng ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản khi kỹ thuật còn thủ công lạc hậu
  • Giá trị sức lao động không thay đổi
  • Ngày lao động không thay đổi
  • Thời gian lao động thặng dư thay đổi

Pregunta 107

Pregunta
Những ý kiến dưới đây về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối, ý kiến nào đúng?
Respuesta
  • Ngày lao động không thay đổi
  • Thời gian lao động cần thiết và giá trị sức lao động thay đổi
  • Thời gian lao động thặng dư thay đổi
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 108

Pregunta
Điểm giống nhau giữa phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp giá trị thặng dư tương đối là gì?
Respuesta
  • Đều làm cho thời gian lao động thặng dư tăng lên
  • Đều tạo ra giá trị thặng dư và bị nhà tư bản chiếm không
  • Đều làm cho tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 109

Pregunta
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư có được do:
Respuesta
  • Kéo dài ngày lao động
  • Tăng năng suất lao động
  • Giữ nguyên thời gian lao động trong ngày
  • Rút ngắn ngày lao động

Pregunta 110

Pregunta
Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do:
Respuesta
  • Giá cả cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội
  • Giá trị cá biệt của hàng hóa bằng giá trị xã hội
  • Giá trị xã hội của hàng hóa thấp hơn giá trị cá biệt
  • Giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội

Pregunta 111

Pregunta
Thực chất giá trị thặng dư siêu ngạch là gì?
Respuesta
  • Một hình thức biến tướng của lợi nhuận
  • Một hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối
  • Một hình thức biến tướng của giá trị hàng hóa
  • Một hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối

Pregunta 112

Pregunta
Nguồn gốc giá trị thặng dư siêu ngạch?
Respuesta
  • Tăng năng suất lao động xã hội
  • Tăng năng suất lao động cá biệt
  • Tăng cường độ lao động.
  • Cải tiến hợp lý hóa sản xuất trong toàn bộ nền kinh tế

Pregunta 113

Pregunta
Giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch giống nhau ở những điểm nào?
Respuesta
  • Đều dựa trên tiền đề tăng năng suất lao động
  • Rút ngắn thời gian lao động cần thiết
  • Kéo dài thời gian lao động thặng dư
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 114

Pregunta
Khi nhận xét giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch, chọn phương án đúng.
Respuesta
  • Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp tư sản thu được
  • Giá trị thặng dư siêu ngạch là do một số nhà tư bản đi đầu trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm giá trị cá biệt
  • Giá trị thặng dư tương đối phản ánh trực tiếp quan hệ giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, còn giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp của các nhà tư bản
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 115

Pregunta
Quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật nào?
Respuesta
  • Quy luật giá trị
  • Quy luật giá trị thặng dư
  • Quy luật cạnh tranh
  • Quy luật cung – cầu

Pregunta 116

Pregunta
Vì sao quy luật sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản? Vì:
Respuesta
  • Quy định mục đích và phương tiện để đạt tới mục đích của chủ nghĩa tư bản
  • Là động lực phát triển của chủ nghĩa tư bản
  • Quyết định sự vận động của chủ nghĩa tư bản
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 117

Pregunta
Nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng là gì?
Respuesta
  • Kế thừa có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống
  • Tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại
  • Trang bị hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin cho quần chúng nhân dân lao động. Từng bước xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản cho người lao động, hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 118

Pregunta
Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa?
Respuesta
  • Tuyên truyền phổ biến tư tưởng khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong toàn xã hội
  • Khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
  • Xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu những giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 119

Pregunta
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, văn hóa là gì?
Respuesta
  • Là kết tinh những phong tục tập quán của một dân tộc trong quá trình sinh tồn và phát triển
  • Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định
  • Là toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra bằng lao động trong quá trình lịch sử của mình
  • Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng hoạt động thực tiễn của mình

Pregunta 120

Pregunta
Đối tượng nào được xem là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa?
Respuesta
  • Giai cấp công nhân
  • Giai cấp nông dân
  • Công nhân, nông dân và trí thức
  • Quần chúng nhân dân

Pregunta 121

Pregunta
Sự phát triển của văn hóa chịu sự quy định của cơ sở nào trong mỗi chế độ xã hội nhất định?
Respuesta
  • Cơ sở chính trị
  • Cở sở kinh tế
  • Cơ sở kinh tế, cơ sở chính trị
  • Cơ sở tư tưởng

Pregunta 122

Pregunta
Yếu tố nào là cơ sở vật chất của một nền văn hóa?
Respuesta
  • Kinh tế
  • Chính trị
  • Tư tưởng
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 123

Pregunta
Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản nào?
Respuesta
  • Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung cốt lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết định phương hướng phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
  • Là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
  • Là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức đảng cộng sản và sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 124

Pregunta
Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp nào?
Respuesta
  • Giai cấp công nhân
  • Giai cấp nông dân
  • Giai cấp tư sản
  • Tầng lớp trí thức

Pregunta 125

Pregunta
Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Respuesta
  • Cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới
  • Xây dựng con người phát triển toàn diện; Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa
  • Xây dựng gia đình văn hóa
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 126

Pregunta
Phương thức cơ bản để giữ vững đặc trưng, bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là gì?
Respuesta
  • Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với mọi hoạt động văn hóa
  • Sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với mọi hoạt động văn hóa
  • Vai trò làm chủ về văn hóa của nhân dân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội
  • Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội

Pregunta 127

Pregunta
Phương thức có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là gì?
Respuesta
  • Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với mọi hoạt động văn hóa
  • Sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với mọi hoạt động văn hóa
  • Vai trò làm chủ về văn hóa của nhân dân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội
  • Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với mọi hoạt động văn hóa

Pregunta 128

Pregunta
Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa diễn ra ở đâu?
Respuesta
  • Hang Pác Bó, Cao Bằng
  • Tân Trào, Tuyên Quang
  • Chợ Đồn, Bắc Kạn
  • Bắc Hà, Lào Cai

Pregunta 129

Pregunta
Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc nhận định: Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân... Vậy nên cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có gì?
Respuesta
  • Có nhân dân ủng hộ
  • Có Đảng cách mệnh
  • Có chủ nghĩa Mác - Lênin
  • Có đường lối đúng đắn

Pregunta 130

Pregunta
Quan điểm nào sau đây của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp?
Respuesta
  • Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết
  • Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
  • Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác
  • Cả 3 phương án kia đều đúng

Pregunta 131

Pregunta
Quan điểm nào sau đây không phải của Nguyễn Ái Quốc?
Respuesta
  • Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt
  • Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân
  • Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em
  • Cả 3 phương án kia đều đúng

Pregunta 132

Pregunta
Trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng ai?
Respuesta
  • Giải phóng giai cấp
  • Giải phóng con người
  • Giải phóng xã hội
  • Giải phóng giai cấp, giải phóng con người

Pregunta 133

Pregunta
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: “độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của các nước đang đấu tranh giành độc lập”. Vì vậy, cần phải kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố nào?
Respuesta
  • Dân tộc với giai cấp
  • Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
  • Chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
  • Chủ nghĩa yêu nước với lợi ích giai cấp

Pregunta 134

Pregunta
Nhận định nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Respuesta
  • Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
  • Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi
  • Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do
  • Cả 3 nhận định kia

Pregunta 135

Pregunta
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Hồ Chí Minh nói câu này lần đầu tiên ở đâu, năm nào, trong hoàn cảnh nào?
Respuesta
  • Ở Hà Nội, năm 1946, khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam
  • Ở Hà Nội, năm 1966, khi đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc nước ta
  • Ở Hà Nội, năm 1965, khi đế quốc Mỹ ồ ạt đem quân vào miền Nam Việt Nam
  • Ở Cao Bằng, năm 1945, khi Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh

Pregunta 136

Pregunta
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng xã hội ở thuộc địa trước hết phải làm gì?
Respuesta
  • Phải xóa bỏ sự tư hữu
  • Phải lật đổ ách thống trị của CN đế quốc
  • Phải đem lại ruộng đất cho nông dân
  • Phải xóa bỏ mọi sự bóc lột nói chung

Pregunta 137

Pregunta
Đối tượng của CM ở thuộc địa theo quan điểm của Hồ Chí Minh?
Respuesta
  • Là giai cấp tư sản bản xứ
  • Là giai cấp địa chủ nói chung
  • Là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động
  • Mọi giai cấp, tầng lớp bóc lột trong xã hội

Pregunta 138

Pregunta
Hồ Chí Minh nhận định về con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” thể hiện trong tác phẩm nào?
Respuesta
  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930)
  • Đường cách mệnh (1927)
  • Di chúc (1965-1969)
  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)

Pregunta 139

Pregunta
Luận điểm sau đây của là của ai? “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản [...] khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi [...] nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế” (Trong “Báo cáo về tình hình Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ” năm 1924).
Respuesta
  • Phan Bội Châu
  • Phan Chu Trinh
  • Bùi Quang Chiêu
  • Hồ Chí Minh

Pregunta 140

Pregunta
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố chủ yếu nào?
Respuesta
  • Chủ nghĩa yêu nước
  • Tinh thần đoàn kết
  • Ý thức tự lực, tự cường
  • Cả 3 phương án kia đều đúng

Pregunta 141

Pregunta
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh sức mạnh thời đại bao gồm những yếu tố nào?
Respuesta
  • Sức mạnh của khoa học – kỹ thuật
  • Sự đoàn kết của giai cấp công nhân quốc tế
  • Sự đoàn kết của các dân tộc bị áp bức và các lực lượng tiến bộ thế giới
  • Cả 3 phương án kia đều đúng

Pregunta 142

Pregunta
Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: “Nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc […] và cần thiết phải đánh con rắn đằng đầu - đó là ở các thuộc địa”.
Respuesta
  • Chủ nghĩa tư bản
  • Chủ nghĩa đế quốc
  • Chủ nghĩa thực dân
  • Bọn xâm lược

Pregunta 143

Pregunta
Luận điểm: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
Respuesta
  • Bản án chế độ thực dân Pháp
  • Đường cách mệnh
  • Chánh cương vắn tắt của Đảng
  • Thường thức chính trị

Pregunta 144

Pregunta
Tại Đại hội V quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của ai?
Respuesta
  • Vận mệnh của các dân tộc thuộc địa
  • Vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa
  • Vận mệnh của giai cấp nông dân ở các thuộc địa
  • Vận mệnh của giai cấp vô sản ở các thuộc địa

Pregunta 145

Pregunta
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh xác định lực lượng nào là gốc của cách mạng?
Respuesta
  • Công nhân, trí thức
  • Nông dân
  • Công nhân
  • Công nhân, nông dân

Pregunta 146

Pregunta
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” (năm 1967), Hồ Chí Minh nhận định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng.....chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống.
Respuesta
  • Phương pháp đấu tranh nghị trường
  • Bạo lực cách mạng
  • Lực lượng toàn dân
  • Phương pháp đấu tranh hòa bình

Pregunta 147

Pregunta
Hồ Chí Minh kêu gọi chính phủ và nhân dân Pháp: “Chúng tôi mong đợi ở chính phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hòa bình. Nếu không chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước” vào thời gian nào?
Respuesta
  • 10 - 1 - 1948
  • 10 - 1 - 1946
  • 10 - 1 - 1947
  • 10 - 1 - 1953

Pregunta 148

Pregunta
Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
Respuesta
  • Độc lập dân tộc
  • Ruộng đất cho dân cày
  • Xây dựng xã hội XHCN
  • Cả 3 phương án kia đều đúng

Pregunta 149

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, cuộc cách mạng nào giành thắng lợi đã mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc?
Respuesta
  • CM Tháng Mười Nga (1917)
  • CM Tháng 8-1945, Việt Nam
  • CM Tân Hợi, Trung Quốc (1911)
  • Công xã Pari (1871)

Pregunta 150

Pregunta
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị do ai làm chủ?
Respuesta
  • Công - nông làm chủ
  • Nhà nước xã hội chủ nghĩa làm chủ
  • Nhân dân lao động làm chủ
  • Công - nông - trí thức làm chủ

Pregunta 151

Pregunta
Mục tiêu cụ thể của về kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Respuesta
  • Công - nông nghiệp hiện đại, khoa học- kỹ thuật tiên ti
  • Cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần
  • Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện
  • Cả 3 phương án kia đều đúng

Pregunta 152

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, kẻ thù hung ác của CNXH là ai?
Respuesta
  • Giặc ngoại xâm
  • Chủ nghĩa tư bản
  • Chủ nghĩa đế quốc
  • Chủ nghĩa cá nhân

Pregunta 153

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các yếu tố nào?
Respuesta
  • Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân Việt Nam
  • Phong trào công nhân Việt Nam và phong trào yêu nước Việt Nam
  • Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
  • Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào yêu nước Việt Nam

Pregunta 154

Pregunta
Quan điểm “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” của Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm nào?
Respuesta
  • Ba mươi năm hoạt động của Đảng
  • Thường thức chính trị
  • Di chúc
  • Sửa đổi lối làm việc

Pregunta 155

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam cần phải có Đảng để làm gì?
Respuesta
  • Xác định đường lối CM đúng đắn và phương pháp CM thích hơp
  • Tổ chức dân chúng thực hiện đường lối, cách mạng do Đảng đề ra
  • Gắn CM Việt Nam với CM thế giới nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam
  • Cả 3 phương án kia đều đúng

Pregunta 156

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh thì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của ai?
Respuesta
  • Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam
  • Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp nông dân Việt Nam
  • Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của công nhân và trí thức Việt Nam
  • Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam

Pregunta 157

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, trong xây dựng Đảng về chính trị, vấn đề nào là “cốt tử”?
Respuesta
  • Xây dựng và thực hiện nghị quyết của Đảng
  • Củng cố lập trường chính trị
  • Nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng viên
  • Xây dựng đường lối chính trị

Pregunta 158

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, là người lãnh đạo, Đảng phải có những phẩm chất gì?
Respuesta
  • Tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết
  • Phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo
  • Đảng phải sâu sát gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân
  • Cả 3 phẩm chất kia

Pregunta 159

Pregunta
“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta, của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Hồ Chí Minh nói câu đó ở tác phẩm nào?
Respuesta
  • Đạo đức cách mạng
  • Sửa đổi lối làm việc
  • Thường thức chính trị
  • Di chúc

Pregunta 160

Pregunta
“Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”. Nhận định trên của Hồ Chí Minh trong tác phẩm nào?
Respuesta
  • Đường cách mệnh
  • Sửa đổi lối làm việc
  • Thường thức chính trị
  • Di chúc

Pregunta 161

Pregunta
Phát biểu trong buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam (3/3/1951), Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ. Đó là những chữ gì?
Respuesta
  • Đoàn kết toàn dân, đánh đuổi Pháp, Nhật
  • Đoàn kết toàn dân, làm ra sức mạnh
  • Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc
  • Đoàn kết toàn dân, giành lấy thắng lợi

Pregunta 162

Pregunta
Trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường đại học nhân dân Việt Nam (ngày 21/7/1956), Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong sự nghiệp CM, trong sự nghiệp xây dựng XHCN, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí……….”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống.
Respuesta
  • Cần đoàn kết chặt chẽ
  • Cần đoàn kết chặt chẽ thành một khối
  • Cần đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh
  • Cần đoàn kết thống nhất thành một khối

Pregunta 163

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh của giai cấp, tầng lớp nào?
Respuesta
  • Công nhân, lao động trí óc
  • Công nhân, nông dân
  • Học trò, nhà buôn
  • Công nhân, nông dân, lao động trí óc

Pregunta 164

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất là gì?
Respuesta
  • Hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững
  • Tập trung dân chủ
  • Tự do dân chủ, tôn trọng ý kiến cá nhân
  • Hợp tác thống nhất, bình đẳng giữa các giai cấp, tầng lớp

Pregunta 165

Pregunta
Tại Hội nghị Đại biểu mặt trận Liên Việt (10/1/1955), Hồ Chí Minh cho rằng: đại đoàn kết trước hết phải đoàn kết đa số nhân dân. Vậy đại đa số nhân dân là những ai?
Respuesta
  • Công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác
  • Công nhân, nông dân
  • Nông dân
  • Công nhân, trí thức

Pregunta 166

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc có vai trò quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Respuesta
  • Là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
  • Là vấn đề mang tính sách lược của cách mạng
  • Là vấn đề rất quan trọng của cách mạng
  • Là vấn đề chủ yếu của cách mạng

Pregunta 167

Pregunta
Phát biểu tại Hội nghị mở rộng Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (19/3/1958), Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì toàn dân cần.....và cùng nhau tiến bộ”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống
Respuesta
  • Phải đoàn kết
  • Phải đoàn kết chân thành
  • Đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự
  • Phải đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái

Pregunta 168

Pregunta
Trong nguyên tắc đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu gì?
Respuesta
  • Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính
  • Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã; Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta
  • Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập
  • Cả 3 khẩu hiệu kia

Pregunta 169

Pregunta
Năm 1941, mặt trận nào sau đây được thành lập?
Respuesta
  • Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
  • Mặt trận Việt Minh
  • Mặt trận Liên Việt
  • Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Pregunta 170

Pregunta
Năm 1960, mặt trận nào sau đây được thành lập?
Respuesta
  • Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
  • Mặt trận Việt Minh
  • Mặt trận Liên Việt
  • Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Pregunta 171

Pregunta
Năm 1955, mặt trận nào sau đây được thành lập ở miền Bắc?
Respuesta
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • Mặt trận Việt Minh
  • Mặt trận Liên Việt
  • Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Pregunta 172

Pregunta
Từ năm 1976 đến nay, mặt trận dân tộc thống nhất ở nước ta có tên gọi là gì?
Respuesta
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • Mặt trận Liên Việt
  • Mặt trận Việt Minh
  • Mặt trận Dân chủ

Pregunta 173

Pregunta
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, vị trí của Đảng Cộng sản trong Mặt trận dân tộc thống nhất là gì?
Respuesta
  • Là đại biểu của giai cấp công nhân trong Mặt trận dân tộc thống nhất
  • Thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất
  • Là lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất
  • Vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất

Pregunta 174

Pregunta
Nhận định sau đây của Hồ Chí Minh trong tác phẩm nào? “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
Respuesta
  • Đường cách mệnh.
  • Sửa đổi lối làm việc
  • Thường thức chính trị
  • Di chúc

Pregunta 175

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức nào?
Respuesta
  • Đường lối, chủ trương, chính sách
  • Qua các tổ chức đảng, đảng viên trong bộ máy nhà nước
  • Bằng công tác kiểm tra
  • Cả 3 phương án kia đều đúng

Pregunta 176

Pregunta
“Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" là ở văn bản nào?
Respuesta
  • Điều 1 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1946)
  • Điều 3 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1946)
  • Tuyên ngôn độc lập (1945).
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).

Pregunta 177

Pregunta
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn trừ sạch bệnh tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh gì?
Respuesta
  • Bệnh trái phép, cậy thế, cậy quyền
  • Bệnh tư túng, chia rẽ
  • Bệnh quan liêu
  • Bệnh kiêu ngạo cộng sản

Pregunta 178

Pregunta
Quan điểm nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức?
Respuesta
  • Nhấn mạnh vai trò của pháp luật, tuyên truyền giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho nhân dân. Đồng thời xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật
  • Giáo dục đạo đức CM trong nhân dân
  • Phối hợp pháp luật và đạo đức là biện pháp tối ưu để quản lý xã hội
  • Chỉ cần tuyên truyền giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho nhân dân

Pregunta 179

Pregunta
Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là gì?
Respuesta
  • Coi trọng pháp luật quản lý xã hội
  • Đề cao đạo đức trong quản lý xã hội
  • Đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật
  • Kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội

Pregunta 180

Pregunta
Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu gì về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước?
Respuesta
  • Tuyệt đối trung thành với cách mạng; Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; Liên hệ mật thiết với nhân dân
  • Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”
  • Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hạnh động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước
  • Tất cả những yêu cầu kia

Pregunta 181

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, trong quá trình xây dựng nhà nước cần đề phòng và khắc phục những căn bệnh nào?
Respuesta
  • Đặc quyền, đặc lợi
  • Tham ô, lãng phí, quan liêu
  • Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo
  • Tất cả những căn bệnh kia

Pregunta 182

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện được dân chủ trong xã hội, trước tiên cần thực hiện dân chủ trong tổ chức nào?
Respuesta
  • Dân chủ trong chính quyền các cấp
  • Dân chủ trong quốc hội
  • Dân chủ trong các đoàn thể nhân dân
  • Dân chủ trong tổ chức Đảng

Pregunta 183

Pregunta
Nhận đinh nào sau đây của Hồ Chí Minh?
Respuesta
  • Tham ô, lãng phí, quan liêu dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến
  • Tham ô, lãng phí, quan liêu làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí của cán bộ ta; phá hoại đạo đức cách mạng của ta
  • Tội tham ô, lãng phí, quan liêu cũng nặng như tội Việt gian, mật thám
  • Cả ba phương án kia đều đúng

Pregunta 184

Pregunta
Trong mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển gì?
Respuesta
  • Phát triển văn hóa và kinh tế
  • Phát triển sản xuất
  • Phát triển kinh tế và văn hóa
  • Phát triển khoa học - kỹ thuật

Pregunta 185

Pregunta
Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm tính dân tộc, tính đại chúng và tính chất gì?
Respuesta
  • Hiện đại
  • Khoa học
  • Tiên tiến
  • Xã hội chủ nghĩa

Pregunta 186

Pregunta
Quan điểm nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa?
Respuesta
  • Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp cho nhân dân
  • Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí
  • Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân
  • Dân tộc, khoa học và đại chúng

Pregunta 187

Pregunta
Nhận định nào sau đây đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
Respuesta
  • Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị
  • Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là văn hóa phải thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế
  • Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là văn hóa phải góp phần ổn định chính trị
  • Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế

Pregunta 188

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, phải làm cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được thói hư, tật xấu gì?
Respuesta
  • Tham nhũng
  • Tham nhũng, lười biếng
  • Phù hoa, xa xỉ
  • Tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ

Pregunta 189

Pregunta
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), Hồ Chí Minh khẳng định, nền văn hóa Việt Nam bao gồm những tính chất nào?
Respuesta
  • Dân tộc, hiện đại
  • Hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc
  • Dân tộc, khoa học, đại chúng
  • Có nội dung XHCN và tính chất dân tộc

Pregunta 190

Pregunta
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa với chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có chính trị mới có văn hóa, xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được. Nay nước ta đã độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp cả với nguyện vọng của ai?
Respuesta
  • Nguyện vọng của giai cấp công nhân
  • Nguyện vọng của công – nông
  • Nguyện vọng của công – nông – trí thức
  • Nguyện vọng của dân

Pregunta 191

Pregunta
Trong “Thư gửi đồng bào đã thanh toán nạn mù chữ” (21-12-1956), Hồ Chí Minh viết: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh ……………Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống.
Respuesta
  • Công cuộc khôi phục kinh tế
  • Công cuộc kiến thiết nước nhà
  • Công cuộc phát triển dân chủ
  • Công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ

Pregunta 192

Pregunta
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mục tiêu của văn hóa giáo dục để thực hiện cả ba chức năng gì của văn hóa?
Respuesta
  • Dân tộc, khoa học và đại chúng
  • Cái chân, cái thiện, cái mỹ
  • Hòa bình, độc lập, dân chủ
  • Kháng chiến, kiến quốc, thống nhất Tổ quốc

Pregunta 193

Pregunta
Tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa (17/3/1960), Hồ Chí Minh nhắc nhở thanh niên phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kỹ thuật để phục vụ ai?
Respuesta
  • Phục vụ Đảng
  • Phục vụ giai cấp công nhân
  • Phục vụ Nhà nước
  • Phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Pregunta 194

Pregunta
Phương án nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp giáo dục?
Respuesta
  • Học đi đôi với hành. Lý luận liên hệ với thực tế
  • Học tập kết hợp với lao động. Phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội
  • Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục
  • Học, học nữa, học mãi

Pregunta 195

Pregunta
Sau Cách mạng 8/1945, Hồ Chí Minh cho rằng: Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta… làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Người đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện gì?
Respuesta
  • Thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ
  • Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí
  • Thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính
  • Gắn liền với lao động sản xuất

Pregunta 196

Pregunta
Phương án nào sau đây không phải nội dung của văn hóa đời sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
Respuesta
  • Đạo đức mới
  • Lối sống mới
  • Nếp sống mới
  • Đời sống mới

Pregunta 197

Pregunta
Quan điểm sau đây của Hồ Chí Minh trong tác phẩm nào? Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý.
Respuesta
  • Nếp sống mới
  • Đời sống mới
  • Lối sống mới
  • Sửa đổi lề lối làm việc

Pregunta 198

Pregunta
Hồ Chí Minh đề cập đạo đức trong những quan hệ nào của con người?
Respuesta
  • Quan hệ đối với mình
  • Quan hệ đối với người
  • Quan hệ đối với việc
  • Cả 3 phương án kia đều đúng

Pregunta 199

Pregunta
Trong bài “Đạo đức cách mạng” (đăng trên Tạp chí Học tập, số 12 năm 1958), Hồ Chí Minh cho rằng: Người cách mạng phải có yếu tố gì làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang?
Respuesta
  • Trí tuệ
  • Phương pháp cách mạng
  • Đạo đức cách mạng
  • Ý chí cách mạng

Pregunta 200

Pregunta
Theo Hồ Chí Minh, CẦN nghĩa là gì?
Respuesta
  • Lao động cần cù, có kế hoạch
  • Lao động có kế hoạch, có năng suất cao.
  • Lao động cần cù, có năng suất cao
  • Lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, có sự sáng tạo và có năng suất cao
Mostrar resumen completo Ocultar resumen completo

Similar

Animales
Diego Santos
Geografía
cas_acuario_fore
Traducciones de Latín
Diego Santos
Materias de Modalidad de 2º de Bachillerato
maya velasquez
Freud: Pasión Secreta
Cesar_Adolfo
¡Test de nivel de francés oficial! Blog de la Traducción y de los Idiomas.
Julien Bourdeau
Deeper Learning
maya velasquez
Mind Maps with GoConqr
Moy Chalé
LEY 1/2000 ENJUICIAMIENTO CIVIL: "De los procesos matrimoniales y de menores" (I)
Miguel Angel del Rio
Mapa mental “Caracterizar los procesos pedagógicos en Ambientes Virtuales de Aprendizaje”.
CHRISTIAN DAVID BARRIOS CARRERA