Khi thổi sáo hay chiếc còi, cột không khí trong sáo, còi báo dộng và hát ra âm thanh
Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống … gọi là dao động
Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
TẦN SỐ
Annotations:
Để tính tần số ta lấy số dao động chia cho thời gian vật thực hiện dao động.
(thời gian ta đưa hết về giây).
Số dao động trong một giây gọi là tần số.
Đơn vị của tần số: Hz (Hertz), đọc là héc
Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số
Annotations:
+ Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn.
+ Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé.
Bonus: Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz - 20000Hz
<20Hz: Hạ âm
>20000: Siêu âm
Biên độ dao động
Annotations:
– Loa là một thiết bị dùng để làm tăng độ to của âm thanh.
– Cấu tạo chính của loa là một màng dao động, tín hiệu được đưa vào hai dây điện của loa. Biên độ dao động của màng loa càng lớn, âm phát ra càng to.
Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben (kí hiệu dB).
Annotations:
– Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động như sau:
+ Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra to.
+ Biên độ dao động thấp, âm phát ra nhỏ.
– Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm